Buông tay! - "Câu chuyện về chén trà nóng trên tay"
Mỗi một sự việc đến với chúng ta giống như một tách trà. Mỗi người có một cách nâng niu khác nhau. Trong quá trình tiếp thu đó sẽ không thể tránh khỏi những đấu tranh, xung đột trong tâm thức nhưng lúc nào nên giữ và lúc nào nên buông không phải ai cũng hiểu và cũng thấu. Hãy cùng tôi đọc qua 2 câu chuyện ngắn về tách trà sau đây.
Một cô giá đang rất đau buồn đến gặp nhà sư và nói:
- Thưa thầy, con rất đau buồn và mệt mỏi muốn buông vài thứ mà không thể.
Nhà sư đưa cho cô gái một tách trà rồi từ từ rót nước sôi nóng vào tách trà cô gái đang cầm trên tay. Nước tràn ra cả bàn tay làm phỏng tay cô, cô buông tay và làm vỡ cốc.
Nhà sư từ tốn nói với cô
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Nhưng tại sao lại đến đến lúc tổn thương thật sâu mới chịu buông bỏ?
Một chàng trai mang đầy tâm sự đến gặp nhà sư và hỏi:
- Thưa thầy, con vô cùng mệt mỏi, muốn buông bỏ một vài thứ nhưng lại rất do dự.
Nhà sư đưa cho anh một cái tách, từ từ rót đầy trà từ ấm trà vừa pha vào tách.
Chàng trai cảm thấy rất nóng nhưng thay vì buông tay anh chuyển tách trà từ tay này sang tay kia đến khi tách trà nguội bớt rồi uống. Chén trà thật ngon.
Lúc này nhà sư nói:
- Nếu con buông tay sớm thì con đã bớt đau nhưng sẽ bỏ lỡ những thứ tốt đẹp sau đó rồi!
Tại sao thấy đau lại buông bỏ mà không cố gắng làm nó tốt đẹp hơn khi còn có thể.
-------------
Trong cuộc sống này chỉ bạn, chính bạn mới hiểu rõ lúc nào nên nắm và lúc nào nên buông.
Nếu chiếc tách kia chỉ chứa nước nóng vô vị lại khiến ta tổn thương đến vậy, sao còn cố giữ mà không buông sớm.
Nếu chiếc tách kia là nước trà thơm ngon, tại sao lại vội vàng buông tay mà bỏ lỡ hương vị tuyệt vời sau đó.
Để biết đó trà hay chỉ là nước sôi chính bạn phải là người quyết định. Nếu không thể biết đó là gì hãy cố gắng hết sức, đến cuối cùng vẫn không thể giữ thì hãy buông tay và đừng nên cố chấp làm tổn thương sâu cho chính bản thân mình.
Câu chuyện thứ nhất
Một cô giá đang rất đau buồn đến gặp nhà sư và nói:
- Thưa thầy, con rất đau buồn và mệt mỏi muốn buông vài thứ mà không thể.
Nhà sư đưa cho cô gái một tách trà rồi từ từ rót nước sôi nóng vào tách trà cô gái đang cầm trên tay. Nước tràn ra cả bàn tay làm phỏng tay cô, cô buông tay và làm vỡ cốc.
Nhà sư từ tốn nói với cô
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Nhưng tại sao lại đến đến lúc tổn thương thật sâu mới chịu buông bỏ?
Câu chuyện thứ hai
Một chàng trai mang đầy tâm sự đến gặp nhà sư và hỏi:
- Thưa thầy, con vô cùng mệt mỏi, muốn buông bỏ một vài thứ nhưng lại rất do dự.
Nhà sư đưa cho anh một cái tách, từ từ rót đầy trà từ ấm trà vừa pha vào tách.
Chàng trai cảm thấy rất nóng nhưng thay vì buông tay anh chuyển tách trà từ tay này sang tay kia đến khi tách trà nguội bớt rồi uống. Chén trà thật ngon.
Lúc này nhà sư nói:
- Nếu con buông tay sớm thì con đã bớt đau nhưng sẽ bỏ lỡ những thứ tốt đẹp sau đó rồi!
Tại sao thấy đau lại buông bỏ mà không cố gắng làm nó tốt đẹp hơn khi còn có thể.
-------------
Trong cuộc sống này chỉ bạn, chính bạn mới hiểu rõ lúc nào nên nắm và lúc nào nên buông.
Nếu chiếc tách kia chỉ chứa nước nóng vô vị lại khiến ta tổn thương đến vậy, sao còn cố giữ mà không buông sớm.
Nếu chiếc tách kia là nước trà thơm ngon, tại sao lại vội vàng buông tay mà bỏ lỡ hương vị tuyệt vời sau đó.
Để biết đó trà hay chỉ là nước sôi chính bạn phải là người quyết định. Nếu không thể biết đó là gì hãy cố gắng hết sức, đến cuối cùng vẫn không thể giữ thì hãy buông tay và đừng nên cố chấp làm tổn thương sâu cho chính bản thân mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét